Tin tức nông nghiệp

GIẢI ĐÁP THÔNG TIN VỀ NGUYÊN LÝ, THẮC MẮC VỀ MÁY ĐO DƯ LƯỢNG NITRAT

22/10/2017 10:27 - Lượt xem: 2923
Nguyên lý hoạt động của máy dựa trên phương pháp phân tích Điện Sinh Hóa. Máy đo Nitrat SOEKS hoạt động dựa trên khả năng dẫn điện của thực phẩm tươi. Mỗi loại rau quả nói riêng và thực phẩm tươi sống nói chung đều có chứa các ion kali, Mg, sắt, đồng và ion clo cần thiết phục vụ các chức năng quan trọng của chúng cũng như các loại axit hữu cơ và các chất tồn tại ở nồng độ nhất định cần thiết cho sự phát triển bình thường của rau quả.

1. Máy đo dư lượng Nitrat có thể đo được dư lượng Nitrat trong nước không?

Không. Thiết bị được thiết kế chỉ để đánh giá nội dung của Nitrat trong rau tươi, củ, quả và thịt tươi.

2. Nguyên lý hoạt động của máy như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của máy dựa trên phương pháp phân tích Điện Sinh Hóa.
Máy đo Nitrat SOEKS hoạt động dựa trên khả năng dẫn điện của thực phẩm tươi. Mỗi loại rau quả nói riêng và thực phẩm tươi sống nói chung đều có chứa các ion kali, Mg, sắt, đồng và ion clo cần thiết phục vụ các chức năng quan trọng của chúng cũng như các loại axit hữu cơ và các chất tồn tại ở nồng độ nhất định cần thiết cho sự phát triển bình thường của rau quả.

Máy đo Nitrat Soeks đo độ dẫn điện của trái cây và rau quả, và so sánh giá trị này với độ dẫn điện cần thiết theo mức độ ion cơ bản, qua đó kiểm tra được các sản phẩm có chứa số lượng các ion lớn hơn (với một xác suất nhất định). Từ khi phân bón được phổ biến ở Nga và các nước SNG, người ta có thể xác định xác suất dẫn điện quá mức của cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào tác động của ion Nitrate.

Tóm lại: Các nhà khoa học LB Nga chứng minh được độ dẫn điện ion nitrate trong rau quả, thực phẩm liên hệ mật thiết đến lượng tồn dư phân bón, thuốc bảo quản và thuốc kích thích tăng trưởng.

3. Vì sao đo chỉ tiêu Nitrate? Nitrate là gì?

Theo Quyết định số 99/2008 của Bộ NN & PTNN Việt Nam thì dư lượng Nitrate là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá thực phẩm có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không.

Nitrate tồn tại ở tất cả các loài thực vật, là thành phần cơ bản để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu hàm lượng Nitrate trong mức cho phép thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Tuy nhiên, khi dư lượng Nitrate trong thực phẩm, rau củ quả quá cao (do tác động của các yếu tố bên ngoài: Sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, sử dụng nhiều thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản vv…) thì vô cùng độc hại cho người sử dụng.

Nitrate khi xâm nhập vào cơ thể con người với liều cao, dưới tác động của enzyme trong cơ thể, Nitrate chuyển hóa thành Nitrit, ngăn cản việc hình thành và trao đổi oxy của Hemoglobine trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy của tế bào (ngộ độc Nitrate). Nitrate đặc biệt nguy hiểm đối với cơ thể trẻ em. Việc ăn những sản phẩm này trong thời gian dài sẽ gây tích tụ, tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, điển hình trong đó có bệnh da xanh, bệnh ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác (theo số liệu thống kê, tỷ lệ tăng trưởng cũng như tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc bệnh ung thư tại Việt Nam đang thuộc diện cao nhất trên thế giới!).

Ở một khía cạnh khác, Nitrite kết hợp với các acid amin trong thực phẩm làm thành một họ chất nitrosamin. Nitrosamin có thể gây tổn thương di truyền tế bào – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, quái thai. Nitrite khống chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người.

Đặc biệt, do Nitrate thông qua quá trình trao đổi chất của động, thực vật đã ngấm vào trong các tế bào, của thực phẩm nên tất cả các biện pháp gọt, sục, rửa, nấu chín đều không giải quyết được vấn đề dư thừa Nitrate. Vì vậy, việc xác định dư lượng Nitrate là việc làm tối quan trọng, cần kiểm tra, kiểm soát trước khi sử dụng thực phẩm.

4. Khi mua hàng ai cho cắm vào thực phẩm? Sử dụng máy như thế nào cho hợp lý và hiệu quả nhất?

Theo luật, người mua hàng được phép kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi mua nhưng luật này chưa phù hợp lắm với văn hóa Việt Nam. Chỉ một số nơi người bán hàng thực sự tin tưởng vào chất lượng hàng hóa của họ thì người ta cho thử bằng máy Soeks Nuc-019-1. Nên đa phần, để tránh phiền phức, người ta mua sản thực phẩm về nhà rồi kiểm tra trước khi sử dụng.

Công dụng tức thời của máy giúp ta lựa chọn – Nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, chất lượng nhất.

Một số kinh nghiệm của khách hàng dùng máy để lựa chọn thực phẩm:

- Phương án tối ưu, thuận tiện và phổ biến nhất là thử và mua thực phẩm trong siêu thị. Cả về lý lẫn về tình, khách hàng hoàn toàn có thể dùng máy để kiểm tra thực phẩm trong siêu thị trước khi mua mà không sợ gặp phải sự phản đối hay làm phiền, chửi mắng vv… vì tổ chức, quản lý và giám sát trong siêu thị khác xa ngoài chợ. Ngoài ra, khách hàng có thể chấp nhận mua các thực phẩm đã kiểm tra thì nhân viên siêu thị càng không có bất cứ lý do gì để phản đối việc kiểm tra thực phẩm. Trường hợp ngược lại chắc chắn sẽ gây nghi ngờ và ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của siêu thị.

- Khách hàng A thường mua thịt ở gần nhà, có lần mua phải thịt kém chất lượng. Họ ra nói nhỏ với người bán thịt – bán cho ai thế nào là việc của chị, riêng nhà tôi có máy kiểm tra nên hôm nào có thịt ngon chị hãy mời nhé, tôi lại mua. Từ đó khách hàng A không phải mua thịt kém chất lượng nữa mà cũng không làm mất lòng người bán thịt.

- Khi ta còn nghi thực phẩm định mua có an toàn hay không ta có thể thử xác suất 1 lượng nhỏ, nếu tốt thì mua tiếp, còn không thì ta chỉ trả tiền cho 1 lượng nhỏ thực phẩm đó thôi.

- Có khách hàng mang tận máy ra chợ thử thịt trước khi mua. Họ không nói là máy đo an toàn thực phẩm mà họ nói họ đang cầm thiết bị y tế đo dinh dưỡng. Họ có thể đưa ra lý do rằng trong nhà có người già hay có người thân bị mỡ máu hay một bệnh gì khác… nên cần phải kiểm tra thực phẩm trước khi mua. Nói thế, người bán cho thử trước khi mua, nhưng nếu gặp thịt kém chất lượng cũng vui vẻ bảo là thịt này cũng ngon nhưng người nhà bệnh thế dùng không hợp. Chứ không nên bảo thịt kém chất lượng thế mà cũng đem bán là không ổn.

5. Khi đo thực phẩm không đạt, máy có giải pháp gì để xử lý không?

Máy đo Nitrat là thiết bị kiểm tra và đưa ra cảnh báo. Máy không có chức năng xử lý.

Hiện nay, trên thị trường, chúng ta thường gặp các máy móc, thiết bị được quảng cáo, giới thiệu là có thể giải độc, tiêu trừ mọi chất độc, ký sinh trùng gây hại trong thực phẩm. Về mặt logic và khoa học, chúng ta hiểu rằng điều này hầu như bất khả thi!

Thực tế, Nitrat phân bố trong toàn bộ thành phần của thực phẩm, bên trong các tế bào, do đó, không có biện pháp sục rửa nào có thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng Nitrat trong thực phẩm. Khi phát hiện thực phẩm có dư lượng Nitrat quá cao, cách thức xử lý tùy thuộc vào tình hình thực tế của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm đó làm thức ăn cho trẻ em. Ngoài ra nên tiến hành một số biện pháp khác để có thể hạn chế phần nào những tác hại của tồn dư nitrat. Ví dụ như: chia nhỏ thực phẩm, thay vì dùng trong 01 ngày, có thể chia nhỏ thành nhiều ngày và bù phần thức ăn thiếu hụt bằng các loại thực phẩm khác, đảm bảo an toàn về Nitrat.

6. Nếu máy kiểm tra báo kết quả tốt, có thể dùng thực phẩm đã kiểm tra vô tư, thoải mái không?

Như chúng ta đã biết, theo quy định, dư lượng Nitrate chỉ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm chứ không phải là chỉ tiêu duy nhất (ngoài ra, còn có chỉ tiêu dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh; hàm lượng kim loại nặng). Vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, vẫn cần phải chế biến, sử dụng đúng phương pháp và khoa học như cần rửa sạch, gọt vỏ, đun sôi, nấu chín… Ngoài ra, bất kỳ thực phẩm nào, dù chất lượng có tốt đến đâu, nếu dùng quá nhiều cũng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng!

7. Sản phẩm Máy đo SOEKS đạt những tiêu chuẩn nào?

Máy đo an toàn thực phẩm Soeks Nuc-019-1 được biết đến như là một trong những sáng chế vô cùng hữu ích để người tiêu dùng có thể chủ động trong việc kiểm soát chất lượng nguồn thực phẩm mà mình đang sử dụng. Được sản xuất bởi Soeks – một trong những nhà sản xuất thiết bị hàng đầu của Liên Bang Nga, tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thiết bị an ninh môi trường hiện đại.

Soeks Nuc-019-1 đã vượt qua các vòng kiểm duyệt khắt khe của Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Liên Bang Nga và được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn GOST 52319 – 2005. Máy còn đạt chuẩn được phép lưu hành tại Liên minh Châu Âu (EU). Ngoài ra, máy cũng đã được kiểm tra tại Tổng cục đo lường, Viện dinh dưỡng, Viện kiểm nghiệm vệ sinh ATTP và được Cục ATTP Bộ Y tế cấp Giấy phép lưu hành tại Việt Nam.

8. Khách hàng thường thắc mắc: “Thử thế này thì không ăn được cái gì à”?

Trước khi quyết định đưa thiết bị vào thị trường Việt Nam, chúng tôi đã đi khảo sát thị trường thực phẩm tại một số địa phương. Từ các chợ đến các siêu thị, tỉ lệ thực phẩm vi phạm quy định an toàn về Nitrat là 50%. Cá biệt có một số loại thực phẩm có tỉ lệ mất an toàn cao hơn. Như vậy, chúng ta cũng không nên quá bi quan về thực phẩm, nhưng cũng nên tự trang bị thiết bị để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình mình.

9. Tại sao Máy đo an toàn thực phẩm luôn cho kết quả kiểm tra dư lượng Nitrate trong ngưỡng an toàn hoặc ngưỡng nguy hiểm?

Khả năng để kết quả kiểm tra dư lượng Nitrate hầu hết các thực phẩm đều trong ngưỡng an toàn hoặc luôn luôn ở ngưỡng nguy hiểm là không cao. Xác suất cao nhất để dẫn đến tình trạng kết quả kiểm tra như vậy là do khi kiểm tra dư lượng Nitrate:

- Người sử dụng đã không tuân thủ chính xác theo đúng nội dung trong Hướng dẫn sử dụng máy, ví dụ: Để đầu kim thử chạm vào tay hoặc thực phẩm trước khi cắm ngập kim vào thực phẩm; để đầu kim thử thò ra ngoại thực phẩm hoặc không cắm ngập kim vào thực phẩm; cắm ngập kim vào thực phẩm trước khi máy yêu cầu vv…

- Pin yếu (biểu tượng hiển thị pin trên mành hình của máy đã chuyển sang mầu vàng hoặc mầu đỏ) làm ảnh hưởng đến độ chính xác khi máy làm việc.

10. Vì sao máy cho các chỉ số khác nhau khi đo ở các vị trí khác nhau của thực phẩm? Vì sao cùng một loại thực phẩm, nhưng kết quả đo khi còn tươi, mới thu hoạch và kết quả đo sau đó vài ngày hoặc rã đông và đưa về nhiệt độ phòng (Sau khi bảo quản trong tử lạnh) lại khác nhau?

Máy đo an toàn thực phẩm Soeks hoạt động dựa trên phương pháp Điện Sinh Hóa. Máy cho kết quả dựa trên việc đánh giá mật độ của ion Nitrate. Sự phân bố của ion Nitrate tại các vị trí khác nhau trên thực phẩm có thể hoàn toàn khác nhau, thay đổi theo thời gian. Do đó, kết quả đo có những chênh lệch nhất định khi kiểm tra tại các vị trí khác nhau trên cùng một loại thực phẩm.

Việc phân bố dư lượng phân bón hóa học, thuốc kích thích, thuốc bảo quảntrên rau, củ, quả không đều là điều dễ hiểu nên nhiều khi ta sẽ thấy các kết quả đo được của máy khác nhau.

Ví dụ: Quả dưa hấu – phần quả phía trên màu xanh trao đổi chất tốt hơn với môi trường, mưa, gió, ánh nắng mặt trời thì sẽ tích tụ Nitrate thấp hơn so với phần quả bên dưới gặp khó khăn hơn trong quá trình trao đổi chất. Hoặc đơn giản hơn ta thấy trong một cây táo các quả táo chín cũng không đều nhau và không cùng một thời điểm.

Cũng vì lý do này, để có kết quả chính xác hơn, ta nên đo ở 03 điểm khác nhau trên thực phẩm và lấy giá trị trung bình để đánh giá.

Theo kết quả khảo sát thực tế của nhà sản xuất và người tiêu dùng, kết quả đo dư lượng Nitrate trên các loại thực phẩm cũ, để lâu hoặc sau khi rã đông thường cao hơn kết quả đo ban đầu trên chính các loại thực phẩm đó khi còn tươi, mới thu hoạch. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do lượng nước trên các thực phẩm cũ, để lâu bị giảm đi so với lúc thực phẩm còn tươi mới.Đây cũng là lý do mà Nhà sản xuất và các nhà khoa học, chuyên gia về ATTP khuyến nghị người tiêu dùng nên dùng các loại thực phẩm, rau củ quả còn tươi, mới thu hoạch để đảm bảo chất lượng và an toàn hơn.

Vì các lý do nêu trên, khi gặp những trường hợp như vậy, chúng ta không nên nghi ngại và có thể tự tin khẳng định kết quả đo của máy là chính xác và khách quan.


11. Tại sao kết quả kiểm tra máy báo nguy hiểm với một số loại hoa qủa nhập khẩu được mua tại những cửa hàng uy tín tại Hà Nội và Sài Gòn?

– Nguyên nhân đầu tiên: Chúng ta cũng cần phải nhìn nhận một cách khách quan về nguồn gốc những loại hoa quả nhập khẩu đó, có thật đúng chất lượng, nguồn gốc sản xuất…không? Nhiều khi, để bán được hàng, người bán hàng nói không chính xác xuất xứ, nguồn gốc của thực phẩm (hiện nay, rau củ quả Trung Quốc dán nhãn mác Mỹ, Úc, Việt Nam… đang được bán tràn lan trên thị trường, thậm chí trong cả siêu thị!).

– Nguyên nhân thứ 2 : Giả định hoa quả đo được nhập đúng nguồn gốc tại những nước tiên tiến như ghi trên bao bì, thì ta cũng nên biết rằng tại những nước tiên tiến đó, hoa quả cũng chia làm nhiều loại (A, B, C…) với giá thành khác nhau và thông thường, vì lợi nhuận người ta thường nhập về Việt Nam những loại hoa quả kém chất lượng nhất!

– Nguyên nhân thứ 3: Với quãng đường di chuyển xa như vậy thì việc phải dùng các chất bảo quản có gốc Nitrate để hoa quả được tươi ngon lâu là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, khi hoa quả về đến Việt Nam, các nhà phân phối thường tiếp tục phun, ngâm thêm thuốc bảo quản một lần nữa nên chuyện máy kiểm tra báo nguy hiểm là truyện thường xuyên xảy ra!

Kết qua máy đưa ra là chính xác vô tư – không đại diện cho một tổ chức hay cá nhân nào. Kết quả máy đưa ra không chỉ được thừa nhận tại Việt Nam mà còn được thừa nhận tại các thị trường khó tính như Liên minh Châu Âu – EU, Mỹ, Nhật Bản …

12. Tại sao một số loại rau, củ quả, thực phẩm đem trực tiếp từ quê lên không dùng phân bón, thuốc kích  thích, chất bảo quản mà máy đo vẫn báo là dư thừa lượng Nitrat?

– Với câu hỏi này ta xét yếu tố đầu tiên là nguồn nước và đất. Nếu cây trồng quá gần chuồng trại dẫn đến dư thừa lượng phân bón tự nhiên cần thiết. Hoặc gần những nguồn nước không tốt cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng hoa quả.

– Nếu đáp ứng được các yếu tố về đất và nguồn nước tốt mà kết quả vẫn báo dư thừa thì rất có thể là quả ta đo chưa chín hẳn. Chúng ta vẫn thường mặc định bằng cảm tính mà không biết rằng nắng mưa, môi trường, độ ẩm… mỗi năm mỗi khác nên không thể khẳng định chắc chắn quả đã chín được.

Chúng tôi đã làm thực nghiệm với quả nhãn thóc tại Thái Bình. Theo kinh nghiệm tự nhiên, khoảng đầu tháng 8 là thu hoạch nhãn, chúng tôi có thử nhãn định thu hoạch trên một cành đánh dấu thấy kết quả vượt 20% (đây là cây nhãn chuẩn – cây được trồng lâu năm đáp ứng được 2 yêu cầu đất và nguồn nước). Nhưng cũng tại cành nhãn đó, 01 tuần sau chúng tôi kiểm tra lại thì thấy kết quả đạt chuẩn dưới mức giới hạn cho phép và ăn rất ngon. Ta thấy gì qua kết quả thực nghiệm trên? Thực tế, chỉ sau 01 tuần, cây nhãn đã trao đổi ra khỏi môi trường lượng Nitrate dư thừa. Thực nghiệm này giúp chúng ta hiểu thêm về quy trình biến đổi sinh học tự nhiên của rau, củ, quả. Không nên hoài nghi kết quả máy đưa ra sau khi kiểm tra!
Không phải vô cớ mà trên thực tế, trái chín cây bao giờ cũng ngon và đảm bảo an toàn hơn trái cây chín ép!

13. Có máy nào đo được tất cả các loại hóa chất độc hại không? Tại sao máy chỉ đo được dư lượng Nitrat mà không đo được các loại hóa chất khác?

Hiện nay, trên thế giới chưa có máy đo được tất cả các loại hóa chất độc hại và rất khó để có máy như vậy vì chất độc hại vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, đại đa số các chất độc hại đều có gốc Nitrat.

Máy chỉ đo dư lượng Nitrat vì Nitrat là chất nguy hiểm và phổ biến nhất (có trong phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản …) và không thể giải trừ được bằng các biện pháp thông thường như sục rửa, gọt vỏ, đun sôi …. Trong khi các tiêu chí khác về vệ sinh ATTP như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, kim loại nặng bám trên bề mặt, vi sinh vật gây bệnh đều có thể giảm thiểu được bằng các biện pháp nêu trên. Đây cũng chính là lý do mà các cơ quan quản lý tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới đưa Dư lượng Nitrat thành một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ vệ sinh ATTP chứ không đưa ra tiêu chí về các chất độc hại khác.

14. Khi gặp một loại thực phẩm không có trong danh mục của máy lẫn trong Barem hướng dẫn sử dụng thì đo như thế nào?

Cần lưu ý nguyên tắc hoạt động của Máy đo cho chúng ta biết kết quả cả về mặt định lượng lẫn định tính của thực phẩm. Do đó, chỉ cần nhớ giới hạn dư lượng Nitrat cơ bản, theo nhóm rồi so sánh với kết quả của máy đưa ra là người tiêu dùng có thể xác định được chất lượng của bất cứ rau, củ quả, thực phẩm nào (ví dụ: Thực phẩm dành cho trẻ em ≤50, những loại quả có thể ăn ngay, không cần qua chế biến như nho, táo, lê, cam, bưởi …≤60, thịt tươi, hải sản ≤200, rau ăn lá ≤1500…).

15. Có hàng giả, hàng nhái trên thị trường không và phương pháp phân biệt hàng giả, hàng nhái?

Máy đo an toàn thực phẩm Soeks có bản quyền quốc tế (được đăng ký bản quyền phát minh sáng chế tại LB Nga, Mỹ …), được sản xuất theo một dây chuyền công nghệ cao và vô cùng phức tạp nên rất khó làm hàng giả, hàng nhái (máy Soeks đã có mặt trên thị trường hơn 6 năm nhưng chưa xuất hiện hàng giả, hàng nhái). Ngoài ra có rất nhiều dấu hiệu để có thể dễ dàng phân biệt nguồn gốc xuất xứ, tránh hàng giả, hàng nhái như:
– Seria của máy;
– Vận hành của máy;
– Thông tin bên trong máy;
– Giá bán của máy;
– Ngôn ngữ trong máy;

16. Trên mạng có một số thông tin tiêu cực về máy ví dụ như máy đo không chính xác, tin cậy. Anh (chị) nghĩ sao về điều này?

Thông tin thì vô cùng, có thể được đưa ra với các mục đích và động cơ khác nhau và rất khó kiểm soát. Với việc các thị trường nổi tiếng khó tính, nghiêm túc và khắt khe như Mỹ, Nhật Bản, Đức … và việc các cơ quan chức năng Việt Nam sau quá trình kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng và cấp Giấy phép lưu hành, có thể khẳng định và tin tưởng chất lượng, độ chính xác của máy.

17. Máy đã được những cơ quan chức năng nào của Việt Nam kiểm định

Máy đã được kiểm định và chứng nhận tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia Việt Nam, Viện dinh dưỡng Việt Nam. Đặc biệt, Bộ Y tế thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng gồm các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam xem xét toàn diện về máy Soeks Nuc-019-1. Hội đồng kết luận: Máy tốt, đạt chuẩn lưu hành tự do tại Việt Nam (QĐ số22/2014/YT-CNĐK của Cục ATTP – Bộ Y tế về Đăng ký lưu hành Bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm).

Facebook chat

Đang xử lý...